Ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ đã tham dự và có bài phát biểu rất sâu sắc tại Lễ khai trương Trưng bày ''Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học'', do Trung tâm Di sản và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức tại Cao Phong, Hòa Bình, ngày 29-8-2020. Xin trân trọng gửi tới quý vị toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng.
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu của ông Bùi Văn Tỉnh- Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình tại Lễ khai trương Trưng bày ''Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học'', ngày 29-8-2020.
Giám đốc chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam - PGS.TS Nguyễn Văn Huy đã phát biểu khai mạc Trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học” được tổ chức tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình), ngày 29-8-2020. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị.
Sáng ngày 29-8-2020, tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình), Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức khai trương Trưng bày 'Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam', với chủ đề 'Khoa học: Sáng tạo và Cống hiến'.
Trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam”, giới thiệu với công chúng 14 công trình, cụm công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, làm nổi bật sự sáng tạo và những cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam cho Tổ quốc, cho nhân dân Việt Nam và cả nhân loại.
(ĐCSVN) - Trưng bày với chủ đề 'Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến' giới thiệu 14 công trình khoa học được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, là cơ hội để công chúng có thể tìm hiểu sự sáng tạo và những đóng góp, cống hiến của các nhà khoa học Việt Nam, đồng thời hiểu vì sao họ lại có thể thành công được trong mọi hoàn cảnh như vậy.
Bức tranh khoa học Việt Nam từ sau năm 1945 với những thành tựu tiêu biểu được “kể” lại cho công chúng thông qua các thủ pháp bảo tàng, câu chuyện hiện vật và tiếng nói của những người trong cuộc, của các nhân chứng lịch sử… trong trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam”.
Sáng ngày 29-8-2020, tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình), Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam long trọng tổ chức khai trương Trưng bày ''Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam'', với chủ đề ''Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến''. Trưng bày có sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam.
Ngày 29-8-2020, tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình), Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức khai trương phòng trưng bày về 'Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam', với chủ đề Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến. Đây là cuộc trưng bày đầu tiên về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam, được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Trưng bày được sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật Việt Nam.
Giáo sư Đào Văn Tiến đã không do dự khi lựa chọn Vạn vật học để đi sâu vào nghiên cứu, xuất phát từ lời khuyên của GS Hoàng Xuân Hãn. Ông đã gắn bó cả cuộc đời với ngành học này, ngay từ khi còn là sinh viên trường Đại học Đông Dương, những năm 40 của thế kỷ trước.
Từng có dịp phỏng vấn ông nhiều lần, nhân nhiều sự kiện, chỉ về một lĩnh vực ông tâm huyết cả đời thôi, mà sao lần nào tôi cũng thấy có nhiều điều mới lạ. Duy có một điều không mới ở ông, đó là “nói như rút ruột ra”, về cách nhìn mới với những sự việc cũ. Phải chăng vì thế mà những lời ông nói, những việc ông làm luôn chạm đến trái tim bất cứ lứa tuổi nào.
Sáng tạo và cống hiến là hai sợi chỉ xuyên suốt hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam kể từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Bằng tinh thần dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn cùng niềm đam mê nghiên cứu, các nhà khoa học đã không ngừng sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc và làm giàu cho đất nước.
Để tiến hành lễ Khai trương Trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam” vào sáng ngày 29/8/2020 tại Công viên Di sản các Nhà khoa học Việt Nam, sáng ngày 23-8-2020 Ban lãnh đạo MEDDOM đã đón Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ, do ThS Lê Quang Thành, Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, làm Trưởng đoàn lên làm việc về công tác chuẩn bị Khai trương Trưng bày.
Trong buổi làm việc chiều ngày 20-8-2020, GS.TS Phạm Gia Khải (nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam) đã chia sẻ với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam về lựa chọn của ông từ cách đây gần 70 năm.
Ngày 29-8-2020, tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai trương trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam”. Mọi sự chuẩn bị cho buổi lễ đang được khẩn trương thực hiện và hoàn thiện. Trước đó, sáng ngày 17-8-2020, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi làm việc, nghiệm thu các hạng mục thi công trong trưng bày.
Chiều qua và sáng nay, 15-16/8/2020 Đại hội đại biểu lần thứ IV nhiệm kỳ 2020-2025 của Hội Di sản văn hóa Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Sáng ngày 13-8-2020, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam rất vinh dự khi được đón Đoàn đoàn khách là Đại biểu Quốc hội khóa 14 tới tham quan.
Sau một thời gian chọn lọc và sắp xếp khối tài liệu đã gắn bó với quá trình công tác và hoạt động khoa học của cá nhân, sáng ngày 30-7-2020, PGS Nguyễn Hữu Xý, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp (giai đoạn 1992-1995), đã tặng số tài liệu đó cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
'Thời gian vừa rồi em nhớ ông quá nên cũng tham gia chống dịch và sản xuất 'Ghen Cô Vy' đó chị ạ' – đó là chia sẻ của bạn Hoàng Diễm Huyền - cháu nội GS.TSKH Hoàng Thủy Nguyên*. Tôi thực sự xúc động và đã được nghe cô bộc bạch với tất cả tấm lòng kính yêu, nhớ thương dành cho ông nội – nhà virus học và chế tạo vắc xin hàng đầu Việt Nam.
Thư viện của GS.TS, Đại tá Đinh Xuân Dũng với hơn 2000 đầu sách, tài liệu được ông xây dựng, tích lũy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu 60 năm qua. Dù có nhiều nơi ngỏ ý lưu trữ, nhưng cuối cùng, Giáo sư quyết định tặng cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam lưu giữ trong buổi làm việc, sáng ngày 22-7-2020.
Đó là chiếc huy hiệu Chiến sĩ thi đua năm 1961 - phần thưởng cao quý ghi nhận thành tích trong giảng dạy và cống hiến của giảng viên trẻ Nguyễn Xuân Đặng tại trường Đại học Bách khoa, cách đây đã ngót 60 năm.
Buổi tọa đàm “Sưu tầm và phát huy di sản của các nhà sử học Việt Nam” & “Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật của GS.NGND Vũ Dương Ninh” được tổ chức vào ngày 19-7 tại tòa nhà Quyển sách mở, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình) đã thành công tốt đẹp. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trân trọng gửi tới quý vị toàn văn bài phát biểu của GS.NGND Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nhiệm khoa Quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn trước khi trao tặng gần 700 tài liệu, hiện vật cho Trung tâm.
Trải qua 6 năm tiếp cận, nghiên cứu về lịch sử cuộc đời của GS.NSND Trần Bảng, và luôn được ông ủng hộ, chúng tôi thật ấn tượng về sự mẫn tiệp, hóm hỉnh đầy lạc quan của ông, dù ông đã 94 tuổi.
Sáng ngày 19-7-2020, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam long trọng tổ chức hai sự kiện - Tọa đàm “Sưu tầm và phát huy di sản của các nhà sử học Việt Nam” và “Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật của GS.NGND Vũ Dương Ninh” tại Tòa nhà Quyển sách mở, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình).
Mỗi lần có dịp đi qua sân bay Nội Bài, GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu* và GS.TS Bùi Chương** không khỏi tần ngần trước dãy nhà vòm che máy bay quân sự mà các ông đã cùng thiết kế, chế tạo và lắp đặt từ những năm 90 của thế kỷ trước. Dù đã trải qua hơn 20 năm nhưng chúng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” như minh chứng cho sự vững bền của sản phẩm do người Việt Nam chế tạo.
Ngày 15/7, ca phẫu thuật tách dính 2 bé gái song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi dính nhau tại vùng bụng chậu cực kỳ hiếm gặp đã được tiến hành tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).
Đó là những câu thơ đầy xúc động của PGS.TSKH Nguyễn Nghĩa Trọng, khi trao tặng 14 bức thư của người cha kính yêu cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Với PGS.TS Trịnh Cao Tưởng, chiếc kính lúp, đồng hồ, kính râm, sổ tay và thước là những vật dụng luôn đồng hành cùng ông trong những chuyến đi công tác khảo cổ ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, chiếc kính lúp là vật dụng bất ly thân khi đi khai quật khảo cổ và giám định cổ vật.
Sáng 14-7-2020, lãnh đạo Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã đến tham quan và làm việc tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Sáng ngày 25-6-2020, chị Hoàng Thị Bạch Dương đã trao tặng những kỷ vật cuối cùng của cha - cố PGS.TS Hoàng Minh Châu (nguyên Phó chủ nhiệm khoa Hóa, Đại học Sư phạm Vinh) cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Trong việc giáo dục giá trị đối với thế hệ trẻ là học sinh, sinh viên, một trong những biện pháp hữu hiệu là nêu gương từ những con người thật, việc làm thật. Di sản của các nhà khoa học Việt Nam (bao gồm những câu chuyện, tài liệu và hiện vật sản sinh trong quá trình hoạt động của họ) có nhiều tiềm năng để thực hiện công tác này. Bài viết tập trung làm rõ các giá trị sống tiềm tàng trong di sản của các nhà khoa học Việt Nam từ thực tế hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Đồng thời đề xuất một số hình thức giáo dục, lồng ghép nội dung từ di sản của nhà khoa học Việt Nam vào chương trình học tập của học sinh phổ thông để quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị di sản này trong xã hội.
Chỉ một thao tác không chuẩn có thể khuếch đại virus gây lây lan trong phòng thí nghiệm hoặc làm hỏng việc nuôi cấy virus đã công phu chuẩn bị. Ở nơi ấy, ranh giới giữa nguy hiểm và an toàn thật mong manh. Cũng có nghĩa, chỉ sơ sểnh một chút thôi là từ thành công chuyển sang thất bại.
“… Quả thật tôi còn chưa hết ái ngại và cảm động trước việc các bạn trẻ của Trung tâm đã không quản vất vả, bụi bặm thu về một số tài liệu hầu như đã bị phủ bụi thời gian hàng chục năm qua để đem về phân loại, sắp xếp nhằm bảo quản và giới thiệu, lưu giữ lâu dài cho thế hệ mai sau, những người muốn tìm hiểu, nghiên cứu về thời kỳ gian khổ nhưng vinh quang mà chúng ta đều đã trải qua'.
Nơi từng là ổ dịch COVID-19 của Vĩnh Phúc hiện nay ra sao? Một ngày làm việc ở Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) và Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà đã giúp chúng tôi hiểu hơn về cuộc sống của các y bác sĩ và người dân nơi đây.
Tính từ ngày 16-4 đến nay, đã qua hơn 2 tháng tại Việt Nam không xuất hiện thêm ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và chưa có ca tử vong. Tìm hiểu về kết quả phi thường đó của Việt Nam, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi trao đổi với GS.TS Nguyễn Văn Kính* – Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn điều trị COVID-19 kiêm Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - Đông Anh, Hà Nội.
Ngày 12-6-2020, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã tổ chức buổi lễ phát động chương trình kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” tại tỉnh Hoà Bình.
GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam, đã rời cõi tạm, để lại nỗi tiếc thương, khoảng trống lớn trong giới học thuật cũng như bạn bè, người thân.
Được sự đồng ý, thống nhất của Ban chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam và ban lãnh đạo Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, sáng ngày 31/5/2020, Đại hội thành lập Chi hội Nữ trí thức Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam được tổ chức tại số 561 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
Theo đuổi nghiên cứu về phân lập, chiết tách hoạt chất zerumbone từ cây gừng gió từ những năm 90 của thế kỷ trước, đến năm 2011 PGS.TS Văn Ngọc Hướng* mới hoàn thành công nghệ chiết tách để bào chế và sản xuất thử nghiệm viên nang Zerumboner hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư.
Đây là kết quả của sự kết hợp giữa khoa học, quản lý và doanh nghiệp, cũng là thành công của Công ty cổ phần Sao Thái Dương trong việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học vốn là một lộ trình còn khá nhiều cản trở đối với các nhà khoa học Việt Nam.
Những năm 1967-1969, Hà Tĩnh, Quảng Bình là những vùng chiến sự ác liệt trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nguyễn Đức Ngữ* nhận nhiệm vụ đến nghiên cứu khí hậu tại đây. Hai lần vào chiến tuyến là cả hai lần vượt qua bao hiểm nguy gian khó, nhưng cũng để lại trong ông những kỷ niệm rất sâu đậm về thời kỳ đầu làm khoa học.
Đó là bản chép lại Nhật ký của nhà văn Nam Cao, do GS Hà Minh Đức tổ chức thực hiện, đã được giới thiệu tới công chúng trong triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam - Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Chiều ngày 19-5-2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức trao Giải thưởng Kovalevskaia cho các tập thể và cá nhân nữ xuất sắc năm 2019. Đến dự buổi lễ có GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, cùng lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đại diện Hội Nữ trí thức Việt Nam và đông đảo quan khách, các nhà khoa học.
Từ bỏ giấc mơ trở thành phi công để đi học thiết kế, chế tạo vũ khí theo lời khuyên của Bác Hồ, ông Nguyễn Xuân Anh* đã trở thành nhà khoa học có tên tuổi trong lĩnh vực quan trọng này ở nước ta.
Một trong những sự kiện nổi bật của Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2020 là việc các nhà khoa học đã vào cuộc, cùng với Bộ Y tế và các bộ, ban ngành, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, từng bước chủ động, khống chế được đại dịch COVID-19.
Sáng ngày 15-5-2020, Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học - MEDLATEC lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được khai mạc trọng thể tại trụ sở Công ty, số 99 Trích Sài, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Giáo sư Hồ Đắc Di (1900-1984) là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Y của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ cương vị này đến năm 1973. Bên cạnh những đóng góp chuyên môn y học hoặc trên cương vị quản lý, tổ chức xây dựng và phát triển trường Y trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Giáo sư còn được biết đến là một trí thức thế hệ vàng Việt Nam, người có những quan điểm sâu sắc về y học và văn hóa Việt Nam.
Nghiên cứu, thiết kế quy trình sản xuất xi măng mang nhãn hiệu X18 trong ngành Công nghiệp Quốc phòng, là công trình ghi dấu ấn đối với PGS.TS Lê Văn Minh* trong những năm tháng ông phục vụ trong Quân đội.
Đầu năm 1951, do nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, sinh viên khóa Y1950 trường Đại học Y Dược khoa được Cục Quân y điều động nhập ngũ với chức trách là quân y sĩ tập sự. Lúc ấy, họ đâu biết rằng mình sẽ được tham gia vào một sự kiện trọng đại kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc – Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chúng tôi xin ghi lại câu chuyện rất ấn tượng của GS Tạ Long* về những ngày gian khổ hào hùng ấy.
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, GS Nguyễn Đình Tứ đã gây tiếng vang lớn trong giới khoa học quốc tế khi cùng đồng nghiệp tìm ra phản hạt sigma âm trong thực nghiệm tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Đúp-na. Sự phát hiện này cùng nghiên cứu về các hạt cơ bản đã ghi dấu ấn đóng góp của ông trong cộng đồng học thuật.
Trong câu chuyện của mình, PGS.TS Trần Vĩnh Phúc, nguyên Chủ nhiệm bộ môn “Văn học - Đất nước học Nga”, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội luôn hào hứng chia sẻ về sở thích hội họa của ông. Thích vẽ từ nhỏ, rồi được nuôi dưỡng tình yêu ấy trong nhiều môi trường khác nhau, với ông, niềm đam mê hội họa hòa quyện trong tình yêu với đất nước, con người Nga lúc nào không hay.
Những trí thức - nhân chứng sống trong thời khắc lịch sử tháng 4/1975 đã suy nghĩ điều gì khi chọn ở lại Việt Nam mà không ra đi tìm chân trời mới?
Thuyết tương đối đã mở lối giúp PGS.TS Phùng Văn Trình khám phá nhiều tri thức mới và trở thành nền tảng để ông hoàn thành luận án phó tiến sĩ năm 1995. Bởi thế ký ức về những ngày học tập, nghiên cứu thuyết tương đối luôn để lại cho ông nhiều ấn tượng.
Là một trong những tác giả có nhiều đóng góp vào công trình “Điều tra, phân loại và lập bản đồ đất Việt Nam” được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000, với KS Đỗ Đình Thuận (nguyên Vụ phó Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đó là giai đoạn vun đắp sự đam mê, lòng yêu nghề và giúp ông nhận ra “Đất cũng có sự sống, có tâm hồn”.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của GS Ngô Huy Quỳnh (15/5/1920 - 15/5/2020), gia đình Giáo sư cùng Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam xuất bản cuốn sách “Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh”.
Đến với ngành Quân y cần vụ (nay là Tổ chức và chỉ huy quân y) như một nhiệm vụ khó cưỡng, nhưng rồi ông Nguyễn Duy Tuân* đã cống hiến hết mình để xây dựng và rồi gắn bó trọn đời.
Hóa ra, Thượng tá, PGS, TS Hồ Anh Sơn, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự (Học viện Quân y), Chủ nhiệm Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus Corona mới 2019 (2019-nCoV)”, người đang được nhiều nhà báo “săn lùng” hiện nay không phải là người hoàn toàn xa lạ với tôi.
Đầu năm 1967, GS Đặng Văn Ngữ cùng đồng nghiệp tại Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng đã có chuyến công tác vào chiến trường miền Nam, tới những vùng đang bị bệnh sốt rét hoành hành, để nghiên cứu, chữa trị tại chỗ căn bệnh này. Không thể ngờ, đây lại là chuyến đi định mệnh với ông.
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh (mùng 4 tháng tư) của Giáo sư Đặng Văn Ngữ, nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trân trọng giới thiệu về công trình khoa học 'kỳ diệu' của ông - chế tạo ra nước lọc Penicillin, một đóng góp to lớn trong điều trị, cứu chữa hàng ngàn thương bệnh binh, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Với nguyên vật liệu của xứ nhà, với những phương tiện tầm thường... Sáu vạn đơn vị Penicillin ra đời thật sự là kết quả của một “trò xiếc thí nghiệm” tài tình.
Khi nghiên cứu tạo kit thử nCoV, TS Đinh Thị Thu Hằng (Học viện Quân y) không nghĩ áp lực mỗi ngày một lớn, đã có nhiều cuộc gọi đến không dám nghe.
'Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế cấp phép sản phẩm nghiên cứu trong thời gian siêu ngắn như vậy...' - PGS Hồ Anh Sơn nói.
Những ngày đầu tháng 3 vừa qua, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp đón nhiều đoàn du khách. Cảnh quan thiên nhiên trong lành, tuyệt đẹp với những trải nghiệm bổ ích, phong phú, thật sự đã để lại ấn tượng sâu sắc, làm hài lòng du khách.
Cố GS.NGND Đào Văn Tiến (1920-1995) được biết đến là một trong những người xây dựng nền móng cho ngành Sinh học Việt Nam. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 'Tập hợp các công trình điều tra cơ bản về động vật học ở Việt Nam (1957-1980)'.
Mẹ Vi Kim Ngọc của tôi khi đang công tác tại bộ môn Ký sinh trùng - Trường Đại học Y Dược đã tham gia trực tiếp chương trình chống sốt rét toàn diện và quy mô chưa từng có ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1950-1960.
Chiều 6-3-2020, MEDLATEC Group đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 24 năm ngày thành lập (06/03/1996 - 06/03/2020) tại 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội. Mặc dù buổi lễ được Ban lãnh đạo điều chỉnh nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, song không khí Lễ kỷ niệm đã diễn ra thật trang trọng, ấm cúng.
Luôn sống chân thành và hết mình vì nghề, với PGS.TS Phạm Tú Châu*, những sóng gió của cuộc đời chỉ là một chút thăng trầm để bà vững bước và chấp nhận quy luật của tạo hóa.
Đến với nghiên cứu về phụ nữ bởi chữ “duyên”, nhưng GS.TS Lê Thị Quý* đã gắn bó, trăn trở, tâm huyết cả đời với số phận của những người phụ nữ yếu thế. Bằng những cống hiến miệt mài vì quyền của phụ nữ, bà được mệnh danh là “Đại sứ cho khát vọng của phụ nữ Việt” và được đề cử Giải Nobel hòa bình năm 2005.
Chúng tôi muốn nói đến PGS.TS Lê Thị Hương[1] nguyên Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia. Mặc dù số phận không run rủi cho bà được thỏa mãn niềm đam mê Văn học, nhưng rồi, với những nỗ lực không mệt mỏi của người phụ nữ tưởng như yếu mềm này, nhiều cơ duyên đẹp đẽ đã đến với bà trong suốt gần 40 năm làm nghề “lái đò”
Với PGS.TS Nguyễn Đức Khảm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học, gần 100 mẫu tiêu bản các loài mối được ông sưu tầm, nghiên cứu từ năm 1962-2014 là các “bảo vật” tâm huyết cả một đời làm khoa học của ông.
Chiều ngày 3-3-2020, nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các NKH Việt Nam có buổi làm việc đầu tiên với TS Thái Phụng Nê – nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Với dáng vẻ bình dị và cởi mở, ít ai nghĩ rằng ông là Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới với những đóng góp to lớn cho đất nước trong lĩnh vực thủy điện.
“Bệnh nhân nhìn chúng tôi với ánh mắt cầu cứu. Có người nói: Nếu bác sĩ đi thì tôi sẽ chết” – Đó là chia sẻ xúc động của BS.TTƯT Nguyễn Hồng Hà (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới) trong đợt chống dịch SARS năm 2003. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện thú vị với ông nhân dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2).
Ngày 18-2-2020, trong buổi làm việc đầu tiên với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, GS.TS Lê Mai Hương - Chủ tịch Hội đồng khoa học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã chia sẻ về bước ngoặt trong cuộc đời làm khoa học của bà.
Thời gian trôi qua khiến người ta có thể quên đi nhiều chuyện trong quá khứ, nhưng có một miền ký ức của 70 năm về trước mà GS Vũ Triệu An* và đồng đội của ông vẫn luôn nhớ về, đó là thời gian công tác tại Phân viện 5 ở Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Đập Thảo Long là cái tên đã quen thuộc với người dân hai bờ sông Hương của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế kể từ khi con đập được hoàn thành vào năm 2006. Hàng ngày, dòng xe tấp nập qua lại khiến nhiều người nghĩ rằng: đây là cây cầu hơn là con đập. Nhưng thực chất đây là một công trình ngăn mặn giữ ngọt lớn nhất Đông Nam Á mà GS.TS Trương Đình Dụ - nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm Chủ nhiệm cùng cộng sự đã thực hiện thành công.
Trong tiết trời xuân se lạnh và giữa “bão dịch Corona”, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam phấn khởi chào đón TS Lê Thị Minh Lý – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa và bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Hội viên Hội Di sản văn hóa Việt Nam đến tham quan Trưng bày 'Chuyện nghề Địa chất'.
QĐND - Trở về từ cuộc chiến gian khổ, ác liệt, ông quay lại giảng đường. Bằng nỗ lực vượt bậc và tinh thần ham học cùng phẩm chất sáng ngời Bộ đội Cụ Hồ, ông trở thành nhà giáo, nhà khoa học mẫu mực, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông là Thiếu tướng, GS, TS Nhà giáo Nhân dân (NGND) Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị.
Máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle- UAV) là một sản phẩm công nghệ tiên tiến không chỉ phục vụ mục đích quân sự mà đã được sử dụng rộng rãi như phương tiện dân dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên thế giới, UAV đã được chế tạo thành công và sử dụng hiệu quả ở nhiều nước. Nhưng cho đến 2011, Việt Nam vẫn chưa có được một mẫu UAV hoàn thiện để phục vụ các nhu cầu kinh tế-xã hội. Và vì vậy, nó vẫn luôn là khát khao cháy bỏng của GS.TSKH Nguyễn Đức Cương* cùng các cộng sự.
Trân trọng giới thiệu cảm nghĩ của GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, chuyên gia lưu trữ tại Việt Nam về các tài liệu, hiện vật đang được lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
“Chưa tham quan Nhà S1 nghĩa là chưa đến và chưa hiểu hết về Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam”.
Hành trình về tết năm đó thật đáng nhớ, bởi sau gần 10 năm xa nhà, giảng viên trẻ Hoàng Văn Khoán* mới trở lại quê ăn Tết cùng gia đình. Hơn nữa, phải rong ruổi trên chiếc xe đạp từ Thái Nguyên về Hà Tĩnh suốt ba ngày hai đêm, trong bom đạn của thời chiến tranh đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm không thể nào quên.
Dịp Tết nguyên đán 2020, đến với Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, du khách sẽ được thưởng ngoạn một địa điểm check in độc đáo, hấp dẫn đó là Tòa nhà cánh Bướm. Được xây dựng công phu theo hình cánh bướm đang vút bay giữa núi rừng Tây Bắc, và với những hoa văn trang trí rực rỡ, cầu kỳ, Tòa nhà cánh bướm đã thu hút được hàng trăm lượt du khách tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ. Quý khách hãy tới du xuân tại Công viên Di sản để có những bức hình đẹp, những khoảng thời gian ấm áp bên gia đình và người thân nhé.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, ký ức về hai cái Tết đặc biệt cách đây đã hơn nửa thế kỷ lại hiện hữu trong tâm trí PGS, Họa sĩ Trần Huy Oánh*. Chúng tôi thật may mắn được nghe ông kể về thời xưa ấy với niềm vui, sự hồi tưởng bồi hồi, xúc động.
Từng đón tết cùng sinh viên trong những chuyến khảo sát kéo dài của trường Đại học Thủy lợi ở miền Nam sau năm 1975 với nhiều kỷ niệm, nhưng cái tết xa nhà thời sinh viên đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất với PGS.TS Phạm Ngọc Hải*.
Năm 2019 là năm bản lề, mở ra những bước phát triển mới của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Nhiều kết quả đáng ghi nhận trong mọi mặt công tác, đặc biệt hoạt động quảng bá di sản, phát huy giá trị di sản đã được chú trọng và mang lại hiệu quả thiết thực. Dưới đây là 10 sự kiện tiêu biểu - niềm tự hào, nguồn động viên lớn lao để cán bộ, nhân viên Trung tâm nỗ lực vững bước trong năm 2020.
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trân trọng cám ơn tấm lòng của GS.TS Trương Đình Dụ - nguyên Viện phó Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, đã tin tưởng và trao tặng gần 400 tư liệu cho Trung tâm lưu trữ.
Sáng 16-1-2020, ông Đỗ Tất Hùng đã tin tưởng trao tặng Trung tâm Di sản hai chiếc máy ảnh của cha mình – GS.TSKH Đỗ Tất Lợi. Hai kỷ vật đó đã gợi nhớ về hình ảnh, chân dung một nhà dược học cần mẫn, tận tụy.
Đúng 6h20, ngày 15-1-2020, chúng tôi theo chân PGS.TS Trần Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học tự nhiên từ Hà Nội lên huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tham dự Hội thảo về Trà hoa vàng do huyện ủy Tam Đảo tổ chức.
“Họa sĩ Trần Huy Oánh* là một cây bút sung sức, có tình và rung động”, đó là nhận xét của họa sĩ Lê Trọng Lân**. Còn riêng tôi, sau nhiều năm làm việc với ông, tôi cảm nhận trong ông chưa bao giờ thôi nhiệt huyết, đam mê với sáng tạo nghệ thuật. Ông luôn đau đáu và trao trọn tình yêu cho các tác phẩm của mình. Ở tuổi ngoài 80, ông vẫn tràn trề nhựa sống như chính những bức tranh mà ông đã thể hiện.
Đó là chia sẻ của GS.TS Nguyễn Khánh Trạch (nguyên Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai) trong buổi làm việc chiều ngày 8-1-2020 với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Đó là chuyến đi về Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai tại Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, chiều ngày 8-1-2020.
Vinh dự được Ban chấp hành Đảng bộ MEDLATEC lựa chọn là Chi bộ Đại hội điểm, chiều ngày 7-1-2020, Chi bộ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020-2022.
Chiều ngày 3-1-2020, MEDDOM phối hợp cùng Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học tâm lý và giáo dục tổ chức nghiệm thu chương trình “Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam” tại số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
Mùa thu năm 1968, Lê Ngọc Canh* lên đường đi làm nghiên cứu sinh tại Bulgaria. Chuỗi ngày chuẩn bị cho cuộc đi xa này đan xen nhiều tâm trạng, cảm xúc của cuộc đời. Kỷ niệm đó vẫn in đậm trong ký ức, để mỗi khi kể lại với con cháu, ông bà vẫn không khỏi xúc động.
Tròn 17 tuổi, năm 1972, Đàm Khải Hoàn* quyết tâm xung phong nhập ngũ. Đất nước thống nhất, bằng tinh thần, bản lĩnh, ý chí của người lính, ông phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học và trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu về y tế công cộng ở miền núi phía Bắc.
Quãng thời gian thầy trò bộ môn Ngôn ngữ, trường Đại học Tổng hợp cùng dạy và học tại thực địa để nghiên cứu ngôn ngữ Tày Nùng, cho đến nay vẫn để lại ấn tượng sâu đậm với GS.TS Đoàn Thiện Thuật.
Từng là một thương binh loại 2/6 (nay là 2/4) trong kháng chiến chống Pháp có trình độ văn hóa lớp 3, nhưng với lòng quyết tâm, PGS.TS Lý Hòa* đã phấn đấu trở thành một nhà khoa học để tiếp tục đóng góp cho xã hội. Tinh thần kiên cường bền bỉ của ông trên mọi mặt trận thật đáng khâm phục
Ngày 20 tháng 11 năm nay, giáo sư, Nhà giáo nhân dân (GS, NGND) Hà Minh Đức, người thầy của biết bao thế hệ học trò bước vào tuổi 85. Mắt thầy đã mờ, bước chân bắt đầu chậm lại, như thể tất cả tinh thần dồn cả vào giọng nói truyền cảm và giàu nội lực.
Bề ngoài, Giáo sư Hàm và vợ có lối sống khác nhau nhưng cả hai đều có chung quan điểm dạy con rất tiến bộ.
Gần 50 năm trước, câu hát trong bài Hai chị em của nhạc sỹ Hoàng Vân “Hỡi ai đã đi năm châu bốn biển, Hỏi rằng có gì đẹp trong cây lúa Việt Nam?” ngân lên chan chứa niềm vui và tự hào về “kỷ lục” năm tấn một héc ta trên cánh đồng Thái Bình. Đóng góp vào đột phá ấy là công sức của rất nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư và nông dân, trong đó không thể không kể đến một cái tên, giáo sư Bùi Huy Đáp.
GS Hà Văn Tấn để lại một di sản được các thế hệ học trò đánh giá là “của một người khổng lồ” trong nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học và Phật giáo Việt Nam.
GS.TSKH Đỗ Tất Lợi là một trong số ít những nhà khoa học được quốc tế vinh danh bởi những đóng góp to lớn trong lĩnh vực dược học kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước.
Cuối những năm 1970, vừa mới bước ra khỏi chiến tranh, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc nhưng một nhóm kỹ sư trẻ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Pháp Alain Teissonnière và sự tin tưởng của giáo sư Phan Đình Diệu, “người anh cả” ngành công nghệ thông tin đã chế tạo thành công chiếc máy tính. Chiếc máy tính cá nhân thứ ba ra đời trên thế giới tại thời điểm đó quả thực là một kỳ tích khó tin của ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong một bối cảnh gần như biệt lập với các nền khoa học tiên tiến.
Những phút trải lòng về chặng đường khoa học chưa bao giờ tắt lửa đam mê của PGS.TS Lê Mai Hương
Với tâm nguyện tìm về di sản của cha, sáng 27-11-2019, chị Huỳnh Nguyệt Thu và chị Huỳnh Thị Trinh – hai con gái cố PGS.TS Huỳnh Trung đã từ TP. Hồ Chí Minh đến tham quan Trưng bày “Chuyện nghề địa chất”, tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, số 561, đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Từ những kiến thức giảng dạy tại Algerie, giảng viên Mai Văn Thanh* đã ấp ủ ý tưởng nghiên cứu, chế tạo sơn phản nhiệt mặt trời nhằm làm giảm lượng tổn hao xăng dầu khi vận chuyển, bảo quản.
Không những nổi bật bởi vẻ đẹp của đồi núi và cảnh quan thiên nhiên với dòng suối uốn lượn , Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam còn là nơi hội tụ những giá trị về khoa học, văn hóa rất đặc biệt và riêng có.
Thời gian là món quà quý báu nhất mà cuộc sống ban tặng. Cung thời gian luôn là nguồn cảm hứng vô cùng ý nghĩa trong sáng tác hội họa. Đó chính là chủ đề của 56 bức họa, mà GS. Họa sĩ Phạm Công Thành (nguyên Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), PGS. Họa sĩ Trần Huy Oánh (nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) và họa sĩ Đặng Thanh Huyền đã lựa chọn để giới thiệu tại triển lãm “Nhịp thời gian”. Triển lãm khai trương vào ngày 19-11-2019, nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam vinh dự là khách mời của sự kiện ý nghĩa này.
Tập 1 của bộ phim về đoàn cán bộ khoa học đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cử sang Liên Xô học tập năm 1951, mang tựa đề 'Những hạt giống bí mật”, đã phần nào nói nên tầm nhìn chiến lược của Đảng ta trong công tác đào tạo cán bộ. Phim được phát sóng trên kênh VTVCab4 vào ngày 2-11-2019 và nhận được sự đánh giá tích cực của đông đảo khán giả.
Vượt qua bom đạn để đến “giảng dạy tại chỗ” cho các sinh viên tại chức mà thầy giáo Vũ Đình Lai [1] kể lại sau đây không chỉ là kỷ niệm của riêng ông, mà là câu chuyện dạy học thời chiến của một thế hệ giảng viên cách nay nửa thế kỷ.
Ai cũng có những những người thầy của mình, đó là người ảnh hưởng lớn đến tư duy, nhân cách và cả sự lựa chọn nghề nghiệp của học trò. Với tôi, PGS.TS Nguyễn Văn Huy là một người như vậy, người Thầy rất đỗi nghiêm khắc nhưng luôn gần gũi, có tấm lòng rộng mở, yêu thương.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới các nhà khoa học và quý khách hai tài liệu viết tay là bài thơ “Why God made teachers” và bản thảo “Học làm thầy - Tôi làm thầy thế nào” được trưng bày trong “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, như lời tri ân sâu sắc tới các các thầy cô, các nhà khoa học.
Sáng ngày 8-11-2019, TS Huỳnh Tùng, nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật không quân đã tin tưởng trao tặng hàng trăm tài liệu hiện vật cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Phó giáo sư Nguyễn Văn Thanh (nguyên Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế cơ khí, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) biết đến hoạt động của Trung tâm, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong chuyến công tác tại Cao Phong (Hòa Bình), năm 2017. Đó cũng là lần đầu ông tham quan Công viên Di sản, và bị thu hút bởi nơi đây có cảnh quan thiên nhiên đẹp, thiết kế xây dựng thể hiện tính khoa học, đặc biệt là hệ thống kho lưu trữ có khá nhiều loại hình tài liệu hiện vật giá trị của nhà khoa học. Từ ấn tượng đó, ông đã quyết định trao tặng những tư liệu hiện vật quý của mình cho Trung tâm, ngày 5-11-2019.
Xin trân trọng giới thiệu về buổi Lễ tiếp nhận tài liệu hiện vật của GS Hoàng Phê, do Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức vào sáng ngày 9-11-2019, tại Trụ sở Trung tâm - số 561 đường Lạc Long Quân, Hà Nội.
Nhân 100 năm ngày sinh của GS.TS Nguyễn Văn Chiển, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã góp thêm tiếng nói của mình bằng một bộ phim tư liệu về Thầy.
Ngày 9/11, tại Hà Nội, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận khối tài liệu, hiện vật của GS Hoàng Phê do gia đình hiến tặng.
Đam mê là động lực giúp GS.TS Nguyễn Phúc Trí kiên trì thực hiện đề tài nghiên cứu 'Cầu toàn khối' trong hơn 10 năm khi đã ngấp nghé tuổi 80. Và đến nay, khi đã ở tuổi 93, ông vẫn chưa thôi trăn trở về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Hoàng Phê (1919-2019), Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận khối tài liệu - hiện vật của Giáo sư do gia đình hiến tặng. Buổi lễ trọng thể này diễn ra vào ngày 9-11-2019, tại trụ sở Trung tâm, số 561 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trong tiết trời se lạnh của chiều thu ngày 22-10-2019 GS.TS Phạm Văn Lầm – nguyên Trưởng bộ môn Chuẩn đoán giám định dịch hại và thiên địch, Viện Bảo vệ thực vật đã tin tưởng trao tặng nhiều tư liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu khoa học, công tác của ông cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Xuất thân từ một gia đình nghèo ở xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh, chàng trai Trần Đức Thiệp đã vượt lên mọi khó khăn để trở thành một Giáo sư, một nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Giáo sư, Tiến sĩ Hồng Anh là kết quả của mối tình lãng mạn giữa hai trí thức trẻ có hoài bão lớn Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái (sau này ông mới biết bà là em gái nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai).
10 năm theo đuổi khoa học, ở tuổi 40, GS Dương Quang Trung đã thành danh tại “trời Tây” và nhận được những thành quả ấn tượng trong sự nghiệp.
Mỗi chuyến công tác lên Thái Nguyên đều để lại trong chúng tôi những dư âm khác nhau về ký ức của các nhà khoa học. Chuyến công tác Thái Nguyên lần thứ 3 của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam thực hiện trong ngày 26-10-2019 cũng vậy, những câu chuyện về nghị lực, sự nhiệt huyết của các nhà khoa học khiến chúng tôi thật xúc động, khó quên!
Sau nhiều lần lỡ hẹn, sáng 25-10-2019, nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi trò chuyện với PGS. TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam); Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp.
Phạm Hoàng Hiệp, giáo sư trẻ nhất Việt Nam đã được Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế ICTP công bố đạt giải thưởng Ramanujan 2019, một giải thưởng dành cho các nhà toán học trẻ ở các nước đang phát triển.
03/09/2020 3:34:36 CH - Nhớ Giáo sư Lê Thi
03/09/2020 10:06:56 SA - Một hoạt động tâm huyết với khoa học và công nghệ
03/09/2020 10:00:12 SA - Chúc MEDDOM tiếp tục phát triển sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản của các nhà khoa học Việt Nam
03/09/2020 9:55:06 SA - Bài phát biểu khai mạc của PGS.TS Nguyễn Văn Huy
30/08/2020 8:17:33 CH - Khai trương Trưng bày ''Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam''